Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2013

Á hậu Thiên Lý hưởng trọn biệt thự, resort triệu đô của chồng già

Đăng quang cuộc thi Hoa Hậu Hoàn Vũ Việt Nam 2008 với ngôi vị Á hậu, Dương Trương Thiên Lý nhanh chóng lên xe hoa với đại gia Tony Toàn, một Việt kiều Canada hơn cô 20 tuổi.


Trương Dương Thiên Lý,chồng Trương Dương Thiên Lý,chồng đại gia Trương Dương Thiên Lý
Tony Toàn hay Nguyễn Quốc Toàn có thể là một cái tên không được nhiều người biết đến so với mẹ của ông, Tư Hường – bà chủ của Tập đoàn Hoàn Cầu và ngân hàng Nam Á
Trương Dương Thiên Lý,chồng Trương Dương Thiên Lý,chồng đại gia Trương Dương Thiên Lý
Khối tài sản khổng lồ gia đình nhà chồng Dương Trương Thiên Lý sở hữu rất đáng nể, lên tới hàng chục triệu USD.
Trương Dương Thiên Lý,chồng Trương Dương Thiên Lý,chồng đại gia Trương Dương Thiên Lý
Diamond Bay resort & spa nằm ở bãi biển Nha Trang của gia đình Dương Trương Thiên Lý là khu nghỉ dưỡng cao cấp, được đầu tư lớn.
Trương Dương Thiên Lý,chồng Trương Dương Thiên Lý,chồng đại gia Trương Dương Thiên Lý
Ngoài ra, Dương Trương Thiên Lý còn trở thành một cổ đông lớn của Ngân hàng Nam Á, với lượng cổ phiếu có mệnh giá 147,6 tỷ đồng, tương đương 4,92% cổ phần của ngân hàng này.
Trương Dương Thiên Lý,chồng Trương Dương Thiên Lý,chồng đại gia Trương Dương Thiên Lý
Gia đình bố mẹ Dương Trương Thiên Lý cũng rất có điều kiện, với khu nhà vườn cao cấp.
Trương Dương Thiên Lý,chồng Trương Dương Thiên Lý,chồng đại gia Trương Dương Thiên Lý
Có thể nói, dù ở nhà bố mẹ đẻ hay bố mẹ chồng, Dương Trương Thiên Lý đều có một cuộc sống xa hoa, thoải mái.

Giá vàng trượt dài về mốc 37 triệu đồng/lượng

(Tinmoi.vn) Giá vàng có một đợt giảm mạnh khi trượt thẳng về mốc 37,2 triệu đồng/lượng.

vàng SJC,giá vàng,giá vàng SJC
Lúc gần 13h chiều nay, Tập đoàn DOJI niêm yết giá vàng SJC cho thị trường Hà Nội ở mức 37,23 triệu đồng/lượng (mua vào) và 37,48 triệu đồng/lượng (bán ra).
Tại thị trường Tp.HCM cùng thời điểm trên, Công ty SJC báo giá vàng SJC ở mức 37,24 triệu đồng/lượng và 37,49 triệu đồng/lượng.
Có thể dễ dàng nhận thấy các doanh nghiệp kim hoàn lớn đồng loạt hạ giá mua nhiều hơn giá bán. Với mức giảm về mốc 37,2 triệu đồng/lượng,  vàng SJC xuống mức thấp nhất trong vòng 10 ngày qua.
Đóng cửa phiên giao dịch đêm qua tại New York, giá vàng giao ngay giảm 9,3 USD/oz, tương đương giảm 0,7%, còn 1.324,8 USD/oz. Lúc hơn 9h30 sáng nay giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay trong phiên châu Á giảm thêm 1,2 USD/oz, còn 1.323,6 USD/oz.
Mức giá này quy đổi theo giá USD tự do và chưa tính chi phí liên quan tương đương 33,7 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá vàng SJC bán lẻ 3,7 triệu đồng/lượng.
Thảo Ly

Vì sao hàng Trung Quốc tại Việt Nam có giá rẻ?

Tham gia những chuyến xe chở nông sản đi Trung Quốc rồi chở ngược hàng hóa từ bên kia biên giới về Việt Nam, chúng tôi hiểu vì sao hàng Trung Quốc lại có giá rẻ đến như vậy.
Trong khi thương lái Trung Quốc (TQ) đến nhiều địa phương của Việt Nam thu mua nông sản thì lái buôn Việt Nam lại “cõng” hàng lậu từ TQ về.
Thủ tục thông quan: đi khó, về dễ
Tại một vựa sầu riêng lớn ở thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk, một nhóm người TQ xì xồ nói chuyện, những người làm tại vựa đang tất bật chọn, phân loại hàng, dán nhãn, đóng gói sầu riêng vào thùng carton in tiếng Hoa. Sự có mặt của những lái buôn TQ đã trở nên quen thuộc với những người dân nơi đây. Trong quán nước, một tài xế xe container nói bâng quơ, “Mới hôm qua thằng A Toòng (một người đàn ông TQ trong nhóm) còn ở vựa thanh long dưới Phan Thiết nay đã lên đây?”.
Vì sao hàng Trung Quốc tại Việt Nam có giá rẻ?Tại cửa khẩu Cốc Nam, hàng hóa từ Việt Nam được chuyển sang xe tải nhỏ để xuất sang Trung Quốc
Kiên, tài xế xe chuyên chở hàng đi TQ cho biết, nhu cầu tiêu thụ các loại trái cây ở TQ đang tăng mạnh, thương lái TQ lùng sục khắp nơi tìm nguồn hàng. Giá cước vì thế tăng vọt, do thiếu xe vận chuyển. Nếu như trước đây, xe chở thanh long từ Bình Thuận lên cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) khoảng từ 70-80 triệu/chuyến, nay đã lên đến 100 triệu đồng. Với những mặt hàng có sản lượng ít như sầu riêng, trước đây thương lái chủ yếu lấy nguồn từ các tỉnh miền Tây, giờ lên đến tận các tỉnh Tây Nguyên.
Suốt chặng đường dài gần 1.400 cây số từ Đăk Lăk đến biên giới, chúng tôi nhận thấy, tài xế liên tục nhận điện thoại hối thúc cho xe chạy nhanh hơn để kịp giao hàng. Luật bất thành văn, khi cách biên giới phía Bắc khoảng ba bốn trăm cây số, cánh tài xế phải “báo luật” (gọi cho các đầu mối trên biên giới lo giấy tờ, thủ tục hải quan).
Vì sao hàng Trung Quốc tại Việt Nam có giá rẻ?Tại Buôn Hồ, Đăk Lăk, sầu riêng được tập kết, phân loại và... nhúng thuốc theo đơn đặt hàng từ chủ hàng Trung Quốc.
Sau hai ngày đến một số cửa khẩu thuộc tỉnh Lạng Sơn, chúng tôi ghi nhận điểm khác biệt lớn nhất trong việc xuất nhập khẩu hàng hóa giữa hai nước chính là việc thông quan. Bất cứ một xe chở rau quả nào từ Việt Nam, nếu giao hàng tại bãi hàng phía Việt Nam (sau đó đầu mối mua hàng từ TQ tự điều xe sang chở hàng về) thì mọi thủ tục do chủ hàng lo, còn nếu phải giao hàng tại bãi hàng bên TQ thì khi qua cửa khẩu, cán bộ hải quan TQ sẽ yêu cầu mở container kiểm tra hàng hóa, lấy mẫu để kiểm dịch. Ví dụ, với thanh long, thông thường sẽ lấy khoảng 7-10kg để làm mẫu kiểm tra, xét nghiệm các loại hóa chất, dịch bệnh, thuốc bảo vệ thực vật...
Thế nhưng thủ tục hải quan khi nhập rau, củ quả… từ TQ về Việt Nam thì “qua” thoải mái. Hơn 20 tấn lê, táo trên xe chúng tôi qua hải quan cửa khẩu Tân Thanh về Việt Nam chẳng thấy một cán bộ nào yêu cầu mở container lấy mẫu kiểm tra.
Cước phí “lượt về” thấp

Khi xe chở hàng qua cửa khẩu Tân Thanh vào đất TQ có nhiều điểm tiếp nhận. Hôm đó, gặp dịp thuận lợi, hàng sang tới nơi được bốc dỡ ngay. Tuy nhiên, cánh tài xế cho biết, có hôm hàng sang nhiều, thương lái TQ tìm cách ép giá, nhiều chuyến xe đầy ắp hàng phải nằm lại cả tháng trời, đồng nghĩa với viêc chủ hàng và tài xế phải chịu nhiều khoản chi phí như bến bãi, xăng dầu chạy máy lạnh để duy trì nhiệt độ bảo quản hàng.

Nếu cước phí cho một chuyến hàng chở đi TQ lên đến hàng trăm triệu, thì cước phí chở hàng từ TQ về Việt Nam chỉ bằng một nửa, thậm chí một phần ba. Theo các tài xế, đây là nguyên nhân chính khiến hàng hóa TQ vào Việt Nam có giá rẻ.
Ngoài cách nhận hàng trực tiếp từ các bãi hàng phía TQ, nhiều chuyến hàng được giao ở Việt Nam, đầu mối TQ cho xe tải nhỏ sang chở hàng về. Các xe tải nhỏ này khi sang Việt Nam thường chở theo nhiều hàng hóa, chủ yếu là hàng tiêu dùng như linh kiện máy móc, quần áo vải vóc… Khầu - bốc vác tại cửa khẩu Cốc Nam (hay còn gọi là Cổng Trắng, tỉnh Lạng Sơn), cho biết, nhiều lao động như chị ban ngày đi dỡ hàng thuê, ban đêm đi cõng “hàng đồi” (hàng lậu) trên các sườn núi. Tiền công cõng “hàng đồi” được tính 2.000đ/kg. Theo Khầu, “hàng đồi” chủ yếu là vải, quần áo, giày dép, hàng điện tử… Mạnh, một đầu mối điều tiết hàng hóa qua lại hai bên biên giới nói: “Nếu nhập hàng đúng thủ tục hải quan, thuế… thì còn gì lãi”.
Dù mỗi chuyến xe chở hai-ba chục tấn hàng hóa đi hay về, nhưng chủ của những chuyến hàng này không đi theo xe. Việc giao dịch mua bán giữa các chủ hàng hầu hết là qua điện thoại. Hàng xuất đi hay chở về gần như chủ hàng giao toàn bộ trách nhiệm cho tài xế tự “cân đối thu chi”, bao gồm cước vận chuyển trọn gói, cước phí cầu đường, phí “làm luật” của công an giao thông… đồng thời phải duy trì nhiệt độ trong container ổn định, nếu để xảy ra hư hỏng lái xe sẽ phải bồi thường.
Khi xe chúng tôi đến bãi thuộc cửa khẩu Cốc Nam, có ít nhất bốn năm người (Việt Nam và TQ) tới kiểm tra xe, người yêu cầu tài xế đưa giấy tờ để làm thủ tục thông quan, người mở container xem hàng hóa, nhiệt độ… Theo Mạnh, trong số này không có ai là chủ hàng, mà chỉ là những trung gian, chuyên lo thủ tục đưa hàng qua biên giới. Việc trả cước phí cho tài xế cũng có một bộ phận chuyên đảm nhiệm.
Ngay sau khi xe chuyển xong hàng hóa, tài xế liên tục nhận được điện thoại ngã giá vận chuyển lê, táo từ Tân Thanh về Q.Thủ Đức (TP.HCM), Buôn Mê Thuột (Đăk Lăk) hay về Sa Mát (Tây Ninh) với cước phí không quá 30 triệu đồng. Nhiều tài xế cho biết, chuyến chở hàng từ TQ về Việt Nam chủ yếu là “gỡ tiền dầu” để nhanh chóng về Việt Nam thực hiện một “tour” mới. Chỉ đợi tài xế gật đầu, hàng hóa lại nhanh chóng chất đầy container chở ngược về Việt Nam. Táo, lê, khoai tây, cải thảo… là những loại hàng hóa có quanh năm ở TQ.
Theo Phụ nữ Online

9X xinh đẹp kinh doanh nhà hàng thu 20 tỷ/năm

Trượt đại học, cô gái sinh năm 1990 Nguyễn Minh Hiền đang là chủ của 3 cửa hàng thời trang, 1 nhà hàng sushi với doanh thu hằng năm xấp xỉ 20 tỷ đồng.

Minh Hiền (phường Trương Định, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) nhỏ nhắn, xinh xắn giống tiểu thư hơn là vai trò cô chủ đang quản lý 45 nhân viên. Xòe hai bàn tay hơi xương ra, Hiền cười bảo: “Bàn tay em xấu lắm vì phải làm rất nhiều việc, từ bưng bê, chế biến món ăn, đóng gói sản phẩm”.
Từ cú lừa trên mạng
9x,kiếm tiền,kinh doanh nhà hàng,tỉ
Hiền (bên trái) mặc trang phục Kimono Nhật Bản tại nhà hàng Sushi.
Thích kinh doanh nên suốt 3 năm học THPT, Hiền xin làm nhân viên bán mỹ phẩm ở cửa hàng của người bác. Trượt đại học, Hiền không ôn thi tiếp mà quyết định thực hiện niềm đam mê kinh doanh.
Ban đầu, Hiền bán mỹ phẩm trên mạng. Một lần do lỡ mua đôi giày đắt tiền, để đi thì tiếc, Hiền lên mạng rao bán, không ngờ lãi được 100.000 đồng. Hứng thú, Hiền chuyển sang kinh doanh giày dép. Thời điểm năm 2009, kinh doanh qua mạng ở Việt Nam bắt đầu phát triển với sự xuất hiện của hàng loạt trang rao vặt cho phép đăng bài miễn phí. Hiền mày mò đăng hàng trăm topic bán hàng trên các website và blog, kiên trì tư vấn, trả lời khách hàng. Từ đó, khách hàng tìm đến cô chủ nhỏ ngày càng đông.
Một mình vừa đi lấy hàng, chăm sóc khách hàng trên mạng, giao hàng, Hiền nghĩ cần phải có một cửa hàng để trưng bày sản phẩm. Hiền nảy ra sáng kiến, làm nhân viên bán hàng không lương cho bác, đổi lại Hiền xin một góc của cửa hàng để bày bán giày dép.
Một lần, Hiền nhận đơn đặt hàng trên mạng 30 đôi giày. Lần đầu tiên nhận được đơn hàng lớn, Hiền dồn hết số vốn đi gom hàng nhưng đến địa điểm giao hàng, cô phát hiện bị ăn “quả lừa”. Hiền đành hạ giá sản phẩm, tích cực rao bán trên nhiều trang rao vặt khác nhau, chăm sóc khách hàng chu đáo hơn. “30 đôi giày được bán hết trong một tuần. Không những thế, em xây dựng được thêm nhiều khách hàng thân thiết”, Hiền chia sẻ.
Nhờ đó công việc kinh doanh của Hiền ngày càng phát triển. Đến khi có 100 triệu đồng trong tay, Hiền quyết định mở cửa hàng thời trang tổng hợp mang tên Sio Shop cho nam giới. Sau đó, Hiền quyết định mở thêm 2 cửa hàng liền kề kinh doanh thời trang theo nhu cầu của khách hàng.
Đến nhà hàng Sushi
Hiền mở nhà hàng Sushi vì một lần cô đi ăn món này nhưng nhà hàng làm món ăn tệ quá. Cô nghĩ mình có thể làm tốt hơn. Hiền quyết định mở nhà hàng sushi rộng 80 m2. Một mình Hiền lên ý tưởng trang trí, thiết kế nhà hàng cho đến lên thực đơn, chọn món ăn, nhập hàng ăn. Chỉ trong thời gian ngắn, khách hàng tìm đến nhà hàng ngày một đông. “Nhiều khách hàng đến cứ xin đòi gặp chủ quán vì nhìn cách bài trí nhà hàng họ nghĩ em là người Nhật Bản”, Hiền cười vui.
Chia sẻ bí quyết, Hiền bảo, đầu tiên là món ăn phải ngon, giá cả hợp lý, phù hợp với nhiều đối tượng, thái độ phục vụ chuyên nghiệp. Miễn phí trà đá, đồ tráng miệng. Ngoài ra, Hiền khuyến mãi khách hàng có hóa đơn từ 500 nghìn đồng trở lên ở cửa hàng quần áo sẽ được tặng một phiếu ăn trị giá 50 nghìn đồng ở nhà hàng sushi. Hiền cho biết, tháng 10 này Hiền khai trương tiếp nhà hàng Sushi thứ 2 với diện tích mặt sàn 100 m2x6 tầng.
Với nhà hàng này, Hiền tiếp tục tự tay thực hiện mọi công đoạn từ thuê thiết kế cho đến mua bát đĩa, dao kéo. Hỏi bận rộn thế thời gian đâu nghỉ ngơi. Hiền cười tươi: “Không bận lắm vì lúc làm em tập trung cao độ. Sau đó, không những em đi chơi mà còn thường xuyên tổ chức cho nhân viên đi chơi xả hơi nữa”.
Với hệ thống shop và nhà hàng quy mô nhưng cô chủ nhỏ 9X lại có cách quản lý khiến người khác khó lòng tin được. Hiền rất ít khi dùng máy tính, thậm chí không dùng bất cứ phần mềm quản lý kinh doanh, hàng hóa nào. Tất cả đều được Hiền ghi chép bằng tay, tính toán thủ công và ghi nhớ trong đầu.
Nhân viên đã có máy chấm công nhưng cuối tháng tính lương, Hiền vẫn lôi cuốn sổ tay ra tự nhẩm tính. Hiền cho biết, giờ mở rộng quy mô, phải dùng đến phần mềm để quản lý nhưng cô giao cho nhân viên thực hiện, còn mình vẫn trung thành với sổ tay.
Theo Tri thức

6 nghịch lý 'bất thường' của thị trường BĐS

GS. Đặng Hùng Võ đã đưa ra những đánh giá về thị trường BĐS, trong đó đáng chú ý là 6 nghịch lý của thị trường hiện nay.

Nghịch lý 1

: Giá nhà ở trung bình cao gấp 25 lần thu nhập trung bình năm của người lao động (trong khi ở các nước khác tỷ lệ này là 2 - 4 lần), nếu người lao động tiết kiệm được 25% thu nhập thì cũng phải 100 năm sau mới mua được nhà. Đến nay, tỷ lệ này đã giảm tới mức 10 lần trong khu vực nhà ở thương mại giá thấp và nhà ở xã hội.

Nghịch lý 2: Thừa cung nhà ở giá cao đã tạo nên kho BĐS tồn đọng gắn với nợ xấu mà không có cầu, trong khi đó thiếu cung trầm trọng đối với nhà ở giá thấp có cầu rất cao. Đây là nghịch lý của sự không gặp nhau giữa đường cung và đường cầu trong hoàn cảnh cả cung và cầu đều rất cao. Tổng cung và tổng cầu lúc này không có nghĩa.
Đặng Hùng Võ,bất động sản,nghịch lý BĐS
Giáo sư Đặng Hùng Võ.
Nghịch lý 3: BĐS tồn đọng nhiều nhưng giá BĐS chỉ hạ tới mức nhất định, không có hiện tượng phá giá vì vốn tồn đọng chủ yếu từ vốn góp của người tiêu dùng trong phương thức "mua nhà trên giấy", vốn tín dụng từ ngân hàng chiếm tỷ lệ không cao và có một lượng vốn khá lớn từ các ngân hàng thương mại đầu tư trực tiếp cho thị trường BĐS chứ không thông qua cơ chế vay tín dụng.

Theo nghiên cứu của Dragon Capital, tổng BĐS tồn đọng của cả Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh đã lên tới 70.000 căn hộ, nếu mức giá là 1,5 tỷ đồng mỗi căn thì ước tính tổng số vốn bị tồn đọng trong BĐS tồn đọng lên tới 100.000 tỷ đồng. Nhiều chuyên gia đã ước tính rằng thông thường để giải quyết số lượng tồn kho BĐS này phải mất ít nhất 7 năm. "Kho tồn đọng" này tiếp tục tồn tại chờ Nhà nước cứu giúp. Nhà đầu tư kêu ca nhiều nhưng chỉ có rất ít nhà đầu tư chủ động tìm giải pháp cho mình.
Nghịch lý 4: Các nhà đầu tư BĐS nói rằng rơi vào hoàn cảnh rất khó khăn, gần như phá sản nhưng trên thực tế vẫn có tới 80% đang kinh doanh có lãi, thực - hư quả khó lường. Các nhà đầu tư BĐS kêu cứu thảm thiết nhưng số lượng M&A không cao.

Nghịch lý 5: Giá nhà ở xã hội với nhiều ưu đãi của Chính phủ có giá cao hơn nhà ở thương mại giá thấp cùng loại, nhà ở xã hội đang được quản lý theo cơ chế thuần túy bao cấp trong khi giá nhà ở thương mại được hình thành từ cạnh tranh trên thị trường.

Giá nhà ở xã hội của Nhà nước, cũng đang được hình thành với nhiều ưu đãi của Nhà nước hiện cao hơn giá các nhà ở thương mại giá rẻ. Sự thực, để giải quyết tình trạng này không khó vì giá cả nhà ở luôn phụ thuộc vào công nghệ xây dựng, vật liệu xây dựng, chi phí quản lý, chi phí huy động vốn, v.v... Giá nhà ở xã hội cũng sẽ giảm nếu có những thay đổi tốt hơn về xây dựng, quản lý và huy động vốn.

Nghịch lý 6: Gói tín dụng ưu đãi cho người có thu nhập thấp mua nhà đã sẵn sàng với giá trị lên tới 21.000 tỷ đồng nhưng người có nhu cầu rất khó tiếp cận vốn, chưa biết bao giờ mới giải ngân xong và liệu người có thu nhập thấp thực sự có tiếp cận được ưu đãi này.

Theo GS. Đặng Hùng Võ, những nghịch lý này nghe ra có vẻ bất thường nhưng thực sự lại rất bình thường trong thị trường BĐS hiện nay. Tất cả do tính thiếu chuyên nghiệp của thị trường BĐS, từ quản lý tới nhà đầu tư và tới người tiêu dùng. Thông tin không đầy đủ, thiếu chính xác. Các rủi ro gần như không được quản lý.

Như vậy, từ cuối năm 2012 tới nay có 2 việc cần làm cho thị trường BĐS nước ta: một là tăng cung cho khu vực giá rẻ gồm cả nhà ở xã hội nhằm thỏa mãn cầu rất cao của những người lao động có thu nhập thấp; và hai là giải quyết kho BĐS tồn đọng có giá cao và giá trung bình. Bên cạnh 2 việc này còn có một số việc khác cần làm nhằm tái cơ cấu khu vực kinh tế BĐS.

Theo Trí thức trẻ

Tỷ phú Splendora tiếp tục lôi chủ đầu tư hầu tòa

Ngày 24/9, Tòa án Nhân dân huyện Hoài Đức đã tiến hành xét xử vụ khách hàng khởi kiện Công ty Liên doanh TNHH phát triển đô thị mới An Khánh (An Khánh JVC), chủ đầu tư Dự án Splendora. Đây là lần thứ 2 trong tháng 9, các tỷ phú Splendora lôi chủ đầu tư ra tòa.

Splendora,dự án Splendora,An Khánh,chủ đầu tư
Ba nguyên đơn trong vụ kiện lần này bao gồm ông Vũ Văn Thành, Trần Xuân Hào và Lương Thanh Tú.
Các nội dung khởi kiện của nguyên đơn yêu cầu An Khánh JVC phải thực hiện đúng hợp đồng mua bán, phải gửi Thông báo hoàn tất phần thô của căn nhà và Thông báo thời điểm bàn giao phần thô của căn nhà. Yêu cầu An Khánh JVC bàn giao phần thô của căn nhà. Đồng thời đề nghị Tòa án Nhân dân huyện Hoài Đức tuyên hủy Thông báo nộp tiền đợt 2 và Thông báo chậm thanh toán khoản tiền đợt 2.
Trước đó, vào ngày 9/9, Tòa án Nhân dân huyện Hoài Đức cũng đã đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án ông Phùng Tất Thắng, khách hàng mua biệt thự dự án splendora kiện chủ đầu tư An Khánh JVC với những nội dung tương tự. Tuy nhiên tại phiên xét xử này, Tòa đã bác toàn bộ các yêu cầu từ phía nguyên đơn, dó các yêu cầu của khách hàng không có cơ sở.
Theo Luật sư Trần Vũ Hải, Luật sư được khách hàng ủy quyền khởi kiện Liên doanh An Khánh JVC ra tòa, các nội dung khách hàng tiến hành khởi kiện chủ đầu tư vừa được tòa xét xử nằm trong 18 nội dung văn phòng luật sư ủy quyền tiến hành khởi kiện chủ đầu tư. Vì thế, sắp tới sẽ còn diễn ra một số vụ xét xử liên quan đến tranh chấp này.
Được biết vụ tranh chấp tại dự án Splendora đã kéo dài từ hơn 1 năm nay, do chủ đầu tư không công khai danh mục vật liệu và cách tính giá bán mập mờ, khiến mỗi khách hàng có thể thiệt hại lên đến hàng tỷ đồng.
Cũng tại dự án Splendora, mới đây, một khách hàng đã phát hiện ra việc chủ đầu tư thi công sai thiết kế. Đặc biệt lỗi thi công sai thiết kế đã được chủ đầu tư thừa nhận và đồng ý thỏa thuận việc bồi thường cho khách hàng.
Tuy nhiên,  việc thỏa thuận bồi thường có lẽ không đi đến thống nhất, khiến khách hàng này đã quyết định đứng ra làm nhân chứng trong các vụ kiện của nhóm khách hàng mới đây.
Theo LandExpress

Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013

Cảnh vắng hoe ở Tràng Tiền Plaza


Diện mạo lộng lẫy và sang trọng nhìn từ bên ngoài TTTM Tràng Tiền Plaza.


Được đánh giá là Trung tâm thương mại cao cấp bậc nhất Hà Nội nhưng sau hơn 5 tháng đi vào hoạt động, lượng khách hàng tới Tràng Tiền Plaza rất thưa thớt, phần lớn đến.... thăm quan.
>> Royal City đông nghẹt vào cuối tuần
Được khôi phục lại từ công trình “Bách hóa tổng hợp Tràng tiền” có giá trị lịch sử và truyền thống của Thủ đô, sau hơn 2 năm tu sửa, ngày 6/4 vừa qua, TTTM Tràng Tiền (Tràng Tiền Plaza) khai trương với diện mạo hoàn toàn mới, sang trọng, lộng lẫy...
Chi 400 tỷ đồng cải tạo, mời nhà đầu tư quốc tế góp 3.000 tỷ đồng vào Tràng Tiền Plaza, Chủ tịch Tập đoàn Liên Thái Bình Dương Johnathan Hạnh Nguyễn (bố chồng diễn viên Tăng Thanh Hà) kỳ vọng biến Tràng Tiền Plaza thành TTTM đẳng cấp chuyên kinh doanh các thương hiệu nổi tiếng thế giới.

Với sự có mặt của các thương hiệu lớn trong top 10 thương hiệu hàng đầu của thế giới như: Louis Vuitton, Kenzo, Christian Dior, Cartier, Rolex… Tràng Tiền Plaza được xem là TTTM cao cấp bậc nhất Hà Nội, sánh ngang tầm các trung tâm mua sắm lớn trong khu vực và thế giới.

Tuy nhiên, chỉ một thời gian ngắn sau khi khai trương, TTTM Tràng Tiền Plaza ngày càng vắng khách. Nhìn chung, khách hàng đến TTTM này vẫn với mục đích thăm quan là chính.

Một số hình ảnh phóng viên ghi lại tại TTTM Tràng Tiền Plaza trong chiều ngày 13/9:

Du khách và khách hàng đến Tràng Tiền Plaza không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ sang trọng, lộng lẫy của TTTM này.
Tuy nhiên, vì định hướng vào phân khúc hàng hiệu đẳng cấp, sang trọng... lượng khách hàng đến Tràng Tiền Plaza ngày càng thưa thớt. Ảnh: Khung cảnh vắng vẻ ở tiền sảnh chính của TTTM chiều 13/9.
Các gian hàng sang trọng bên trong khá đìu hiu...
Gian hàng túi xách, va li... trên tầng 6
Cảnh vắng vẻ bao trùm các gian hàng dày dép, kính mắt, đồng hồ…
Nhiều người tới đây chỉ vì mục đích thăm quan.
Khu vực bán đồ chơi trẻ em…
Khu vực bán các sản phẩm cao cấp cũng vắng khách qua lại.
Gian hàng ăn uống…
Khu vực quán cafe cũng chỉ có một vài khách hàng
Nhân viên rảnh rỗi trong giờ Tràng Tiền Plaza mở cửa.

Mê Linh, Đông Anh có chung dự án 84ha



Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội đã công bố, bàn giao hồ sơ điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/500 khu chức năng đô thị xã Tiền Phong và xã Nam Hồng.
Khu đất nghiên cứu lập điều chỉnh quy hoạch thuộc địa giới hành chính xã Tiền Phong, thị trấn Quang Minh, huyện Mê Linh và xã Nam Hồng, huyện Đông Anh, Hà Nội có tổng diện tích đất khoảng 837.328 m2, trong đó, quy mô diện tích theo điều chỉnh quy hoạch đã được UBND Tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt là 652.409 m2, quy mô diện tích mở rộng là 184.919 m2. Quy mô dân số khoảng 7.860 người.

Phương án Quy hoạch của khu chức năng đô thị theo hướng khai thác lợi thế địa hình, cảnh quan tự nhiên của khu vực đầm Và hiện có cùng với các trục giao thông chính. Khu vực đặc trưng của khu chức năng đô thị được giới hạn bởi phần cây xanh mặt nước kết hợp tuyến đường khu vực B = 19,5m, hình thành không gian trung tâm với điểm nhấn là trục cây xanh mặt nước kết hợp với các công trình công cộng đơn vị ở, khu biệt thị thấp tầng, trường học, nhà trẻ.

The Manor central Park chưa có giá bán


Phối cảnh dự án The Manor central Park

Bitexco khẳng định chưa hề đưa ra bất cứ con số nào về giá tại dự án khu đô thị The Manor central Park.

Thời gian gần đây, dư luận đang dậy sóng với “hiện tượng lạ” khu đô thị The Manor central Park do Tập đoàn Bitexco làm chủ đầu tư.

The Manor central Park có quy mô diện tích 90 ha thuộc địa bàn phường Đại Kim (quận Hoàng Mai) và xã Thanh Liệt (huyện Thanh Trì, Hà Nội), phía Bắc của Dự án trải dài hơn 1 km theo đường Nguyễn Xiển (vành đai 3), phía Nam là Công viên Chu Văn An rộng 100 ha, phía Tây là Đại lộ Chu Văn An và phía Đông tiếp giáp với Khu đô thị Bắc Linh Đàm.

Dự án có tổng vốn đầu tư lên tới 1,9 tỷ đô, được thiết kế gồm 1.066 căn là nhà liền kề, biệt thự và nhà phố và hàng ngàn căn hộ chung cư có diện tích từ 43 m2 đến 130m2. Ngoài ra còn có công viên tưởng niệm Chu Văn An rộng 100ha ngay bên cạnh dự án. Các công viên nhỏ, quảng trường và hồ nước đan xen với các khu dân cư, cùng với đó là công viên trung tâm sẽ kéo dài từ Nguyễn Xiển xuyên suốt khu trung tâm đô thị theo trục Bắc Nam, kết nối với Công viên Chu Văn An ở phía Nam.

Nhiều nguồn tin tiết lộ, những căn nhà phố trong khu đô thị có giá lên tới 150 triệu đồng/m2 (khoảng 10 tỷ mỗi căn nhà phố). Với mức giá “khủng” này, The Manor central Park được cho là đi ngược lại xu thế thị trường bất động sản khi hầu hết các dự án đang tìm cách giảm giá bán trong bối cảnh trầm lắng.

Theo giới đầu tư địa ốc, nếu Bitexco bán với mức giá này sẽ khó có người mua vì trong thời điểm hiện nay, nhiều dự án đã hoàn thiện, cơ sở hạ tầng đầy đủ, nhưng mức giá cũng chỉ dao động từ 60 – 80 triệu đồng/m2. Trong khi đó, The Manor central Park mới chỉ là dự án nằm trên giấy.

Tuy nhiên, trao đổi với Kiến Thức, đại diện Bitexco khẳng định chưa hề đưa ra bất cứ con số nào về giá tại dự án khu đô thị The Manor central Park. “Hiện chúng tôi mới giới thiệu dự án và tiếp nhận đăng ký mua nhà của khách hàng chứ chưa đưa ra bất cứ mức giá cụ thể nào, thậm chí, thời gian mở bán còn chưa lên kế hoạch. Mức 150 triệu đồng/m2 chỉ là con số dư luận tự suy diễn, đồn đoán”, đại diện Bitexco cho hay.

Cũng theo vị đại diện này, mức giá của các căn nhà phố, biệt thự, chung cư tại The Manor central Park sẽ được Bitexco xây dựng dựa trên những giá trị, tiện ích, đẳng cấp thực mà khu đô thị mang lại cho cư dân, đảm bảo để khách hàng cảm thấy “đáng đồng tiền, bát gạo” khi bỏ tiền ra mua nhà tại The Manor central Park.

Bóc mẽ 'nữ quái' lừa bán biệt thự Việt Hưng


Ảnh minh họa

Phía sau cơn sốt bong bóng của thị trường BĐS những năm qua là hàng loạt các mánh lới, thủ đoạn lừa đảo tinh vi mà người mua nếu không cẩn thận sẽ dễ dàng bị sập bẫy.
 
Nhiều người đã phải điêu đứng khi trở thành nạn nhân của những cú lừa nhiều chục tỷ đồng... Mà sự vụ dưới đây là một ví dụ điển hình.

Vẫn là: Tiền thật mua... nhà ảo!

Câu chuyện được thổi bùng dư luận từ lá đơn của tập thể những người bị lừa đảo ủy quyền cho ông Nguyễn Văn Mý tố cáo bà Nguyễn Trọng Thị Hồng (ngụ tại Ba Đình, Hà Nội) và ông Đinh Ngọc Hiện (Đống Đa, Hà Nội) lừa đảo, chiếm đoạt 43 tỷ đồng.

Theo đó, khoảng đầu năm 2011, được sự quen biết giới thiệu, ông Nguyễn Văn Mý (đại diện cho 6 người cùng góp vốn - PV) đã đem số tiền 43 tỷ đồng (chia làm 3 đợt) cho bà Nguyễn Thị Trọng Hồng với lời hứa chắc như đinh sẽ được mua lô BT HH4 Khu đô thị mới Việt Hưng (của Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị - HUD).

Sở dĩ đưa tiền cho bà Hồng, bởi bà này cho biết thủ trưởng cũ của bà là ông Đinh Ngọc Hiện đang giữ cương vị cán bộ chủ chốt của HUD cần bán lô biệt thự này với giá trong hợp đồng là 40 triệu đồng /m2 và ngoài hợp đồng là 15 triệu đồng /m2, tổng cộng là 55 triệu đồng /m2. Dự kiến 18 căn biệt thự khu HH4 với tổng số 3.700 m2 sẽ phải chi số tiền ngoài hợp đồng cho bà Hồng và ông Hiện tương đương khoảng 56 tỷ đồng.

Khi tiền đã trao tay 43/56 tỷ đồng cho bà Hồng, phía ông Mý phát hiện toàn bộ lô biệt thự này đã được HUD bán cho người khác. Không mua được, ông Mý đã nhiều lần yêu cầu bà Hồng, ông Hiện trả lại tiền, nhưng đều không được.

Biết khó nuốt, bà Hồng ngồi lại với ông Mý xin chuyển nhượng hạ tầng kỹ thuật khu đất CC1 Mỹ Đình II (do HUD làm chủ đầu tư) nhằm bù đắp cho lô đất biệt thự ở Việt Hưng không giao dịch được. Để lấy niềm tin, bà Hồng bảo ông Mý về làm văn bản gửi HUD giải quyết với giá trong chứng từ là 40 tỷ đồng và ngoài chứng từ là 60 tỷ đồng. Tin tưởng, ông Mý lại về họp với những người góp vốn đồng ý làm văn bản gửi HUD.

Nhằm tạo niềm tin cho thương vụ làm ăn này, bà Hồng yêu cầu phía ông Mý gửi tiếp 2 tỷ đồng coi như tiền đặt cọc sẽ mua. Sau khi nhận tiền, bà Hồng cho biết sếp HUD đã duyệt đồng ý, nhưng vì đi vắng chưa ký được.

Nhưng rồi, kịch bản cũ lại tái diễn khi CC1 Mỹ Đình II, HUD lại bán cho khách hàng khác.
Số tiền 21,5 tỷ đồng trong sổ tiết kiệm do nhóm bà Hồng, ông Hiện nhờ gửi sổ tiết kiệm mang tên Nguyễn Văn Mý.

Thương vụ chiếm đoạt bất thành?!

Thấy nghi ngờ, đổ xô đi tìm hiểu, phía ông Mý mới tá hỏa khi phát hiện cả bà Hồng và ông Hiện đều không phải cán bộ của HUD, nên không có chức năng giao dịch các lô đất trên. Nhận ra chân tướng, cuối năm 2012, ông Mý và các thành viên góp vốn đâm đơn các cơ quan chức năng tố cáo hành vi lừa đảo của hai người này.

Thấy phía ông Mý quyết liệt, biết không thể trốn trách nhiệm bên bà Hồng tính chuyện trả, nhưng thay vì phải hoàn lại số tiền 43 tỷ đồng đã nhận, bà Hồng, ông Hiện tính kế nhờ một nhóm người đứng ra dàn binh... ép ông Mý chỉ nhận lại một phần trị giá số tiền này. Trước đó, bà Hồng cũng phải lại 2 tỷ đồng đã nhận thêm để lo vụ CC1 Mỹ Đình II.

Được sự đồng ý của Cục Cảnh sát hình sự (C45 - Bộ Công an), phía ông Mý chấp nhận đàm phán. Ban đầu, nhóm người được giới thiệu đứng ra dàn xếp yêu cầu trả 2/3 số tiền của 43 tỷ đồng, với điều kiện phía ông Mý rút đơn tố cáo. Nhưng sau đó, việc thỏa thuận lòng vòng qua nhiều đầu mối khác nhau được ép còn 21, 5 tỷ đồng, với giá trị 1 căn nhà của vợ chồng ông Hiện có giá 17, 6 tỷ đồng (trong khi thực tế căn nhà này chỉ có giá trị 7 tỷ đồng  PV) và 3, 9 tỷ đồng tiền mặt.

Kinh qua nhiều thương vụ ngã giá, cuối cùng số tiền 21, 5 tỷ đồng cũng được nhóm người do bà Hồng, ông Hiện nhờ gửi vào một sổ tiết kiệm mang tên Nguyễn Văn Mý ở Ngân hàng Techcombank. Đáng nói, trong thời gian chờ thương thảo, bà Hồng đã nhanh chân chạy ra nước ngoài nhằm trốn tránh trách nhiệm chi trả với phía ông Mý, chỉ khi khoản tiền 21, 5 tỷ đồng được chi, bà Hồng mới trở về Việt Nam.

Biết bà Hồng đã về nước, phía ông Mý xin ý kiến của C45 tìm đến đòi toàn bộ số tiền. Lúc này, phía bà Hồng mới giật mình nhờ người đưa thêm 7, 5 tỷ đồng cho phía ông Mý, tiền được nộp vào C45 (Bộ Công an).

Vậy là, từ khoản tiền 43 tỷ đồng chi ra để kinh doanh bất động sản, sau hơn 2 năm chờ đợi rồi tranh đấu, cái mà ông Mý và những người góp vốn nhận được chỉ còn lại 28 tỷ đồng. Tiền thì đã mất, nhưng điều mà phía ông Mý bức xúc nhất là những người dù không liên quan, không có chức năng giao dịch sản phẩm của HUD vẫn đứng ra nhận tiền hứa hẹn rồi không thực hiện. Thậm chí, khi lộ chân tướng lại tính chuyện ăn chặn hàng chục tỷ đồng tiền hoàn trả... Thế nhưng tất cả vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật!

Vậy những người này là ai, giữ vai vế gì trong xã hội lại có thể lộng hành đến như vậy? báo ĐS&PL sẽ tiếp tục thông tin làm rõ.

Sông Đà Thăng Long nợ thuế 283 tỷ đồng

Sông Đà Thăng Long nợ thuế 283 tỷ đồng

Xuất bản: Thứ hai, 16/9/2013, 16:27 [GMT+7]
Theo Vietnam+
Cục Thuế Hà Nội vừa công bố danh sách 77 doanh nghiệp đang chây ỳ, nợ đọng hơn 1.800 tỷ đồng tiền thuế. Trong đó, có doanh nghiệp nợ thuế lên tới hàng trăm tỷ đồng và phần lớn rơi vào các doanh nghiệp xây dựng, bất động sản.

Công ty Sông Đà Thăng Long dẫn đầu về số thuế nợ lên tới gần 283 tỷ đồng. Tiếp đó là các Công ty Cổ phần Cầu 12-Cienco 1 (81 tỷ), Công ty Viglacera Hà Nội (trên 70 tỷ), Công ty Cavico cầu hầm (hơn 68 tỷ). Ngoài ra, Tập đoàn Điện tử Công nghiệp Việt Nam cũng nợ hơn 52 tỷ đồng và Công ty trách nhiệm hữu hạn Xây lắp và Vật liệu công nghiệp còn trên 34 tỷ đồng thuế chưa nộp

Thống kê do Ủy ban Nhân dân TP Hà Nội công bố mới đây cho thấy, trong bối cảnh nền kinh tế 8 tháng đầu năm gặp nhiều khó khăn, số thu ngân sách nhà nước trên địa bàn chỉ đạt 93,7% so với cùng kỳ năm trước. Nhiều khả năng, số thu ngân sách nhà nước của thành phố Hà Nội năm 2013 sẽ hụt so với dự toán được giao.

5 trường hợp sẽ được 'cấp nhanh' sổ đỏ


Việc đóng tiền sử dụng đất trong các dự án phát triển nhà ở tại TP HCM đang gặp nhiều ách tắc. Ảnh: Tấn Thạnh

Rất nhiều địa phương đang gặp khó khăn trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do quy định về cách tính tiền sử dụng đất
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa có văn bản chỉ đạo một số giải pháp đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (giấy chứng nhận). Trong đó, chủ yếu là tháo gỡ khó khăn về cách tính tiền sử dụng đất đối với các dự án phát triển nhà ở.

Tính theo thời điểm chuyển nhượng, giao đất

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo UBND các tỉnh, thành phố nhanh chóng kiểm tra, thanh tra các dự án phát triển nhà ở, thực hiện những biện pháp mạnh để xử lý nghiêm chủ đầu tư. Đồng thời, xem xét cấp giấy chứng nhận cho người dân đã hoàn thành nghĩa vụ với các chủ đầu tư trong các trường hợp sau:

- Công ty mẹ được nhà nước giao đất thực hiện các dự án phát triển nhà ở nhưng đã có văn bản ủy quyền hoặc giao nhiệm vụ cho công ty con thực hiện đầu tư xây dựng và đứng tên ký hợp đồng bán nhà ở.

- Bên bán nhà đã tự nhận chuyển nhượng dự án mà không làm thủ tục nhận chuyển quyền sử dụng, nay đứng tên ký hợp đồng bán nhà thì UBND cấp tỉnh xem xét quyết định công nhận việc chuyển quyền sử dụng đất giữa các chủ đầu tư. Chủ đầu tư thực hiện nghĩa vụ tài chính theo chính sách quy định tại thời điểm chuyển nhượng.

- Chủ đầu tư chưa hoàn thành thủ tục pháp lý về đất đai, chưa nộp tiền sử dụng đất nhưng đã xây dựng và bàn giao nhà cho người mua thì UBND cấp tỉnh xem xét quyết định công nhận việc sử dụng đất. Chủ đầu tư nộp tiền sử dụng đất theo chính sách tại thời điểm hoàn thành công trình.

- Cơ quan, tổ chức, đoàn thể được nhà nước giao đất xây dựng nhà ở, chưa hoàn thành thủ tục pháp lý về đất đai, chưa nộp nghĩa vụ tài chính nhưng đã tổ chức xây dựng và phân phối nhà ở hoặc phân lô đất cho cán bộ, nhân viên tự xây dựng nhà ở thì cấp giấy chứng nhận lần đầu cho người đang sử dụng. Về nghĩa vụ tài chính, nếu có cơ sở xác định cơ quan, đoàn thể đã nộp tiền sử dụng đất hoặc người sử dụng đất có giấy tờ chứng minh đã nộp tiền cho cơ quan, đoàn thể thì không phải nộp tiền sử dụng đất khi cấp giấy chứng nhận. Nếu không có cơ sở xác định đã nộp tiền sử dụng đất thì phải nộp theo quy định của pháp luật.

- Dự án nhà chung cư được nhà nước giao đất nhưng miễn tiền sử dụng đất trước ngày 1-7-2004, chủ đầu tư tiến hành bán nhà ở sau thời điểm này theo giá thị trường như trường hợp giao đất có thu tiền sử dụng đất thì chỉ đạo cấp giấy chứng nhận cho người mua. Đồng thời, truy thu tiền sử dụng đất đối với chủ đầu tư theo giá do UBND tỉnh quy định tại thời điểm giao đất.

Sai phạm vẫn được cấp giấy chứng nhận
Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, người dân vẫn được xét cấp giấy chứng nhận trong trường hợp chủ đầu tư đã hoàn thành pháp lý về đất đai, đã nộp tiền sử dụng đất nhưng diện tích nhà đã xây có sai phạm như vượt số tầng, vượt diện tích xây dựng… thì kiểm tra xử lý phần diện tích sai phạm theo thẩm quyền. Nếu phần diện tích sai phạm được tồn tại thì chủ đầu tư phải nộp bổ sung nghĩa vụ tài chính theo chính sách tại thời điểm giao đất.

Bên cạnh đó, người sử dụng đất vi phạm Luật Đất đai nhưng đã sử dụng ổn định từ trước ngày 1-7-2004, không tranh chấp, khiếu kiện thì cần rà soát, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất để cấp giấy chứng nhận. Trường hợp vi phạm thuộc quy hoạch rừng đặc dụng, rừng phòng hộ xung yếu, hạ tầng công cộng … thì không cấp giấy chứng nhận và tiến hành thu hồi đất.

Vừa qua, rất nhiều địa phương gặp khó khăn trong công tác cấp giấy chứng nhận do quy định về tính tiền sử dụng đất. Tại TP HCM, nhiều dự án đã tiến hành bàn giao và khách hàng sử dụng từ lâu nhưng chủ đầu tư không làm thủ tục tách giấy chứng nhận cho họ. Đến lúc các cơ quan chức năng bắt buộc thực hiện nghĩa vụ tài chính để tiến hành cấp giấy chứng nhận cho khách hàng thì hầu hết chủ đầu tư đều “méo mặt” khi tiền sử dụng đất được áp theo chính sách hiện hành - cao hơn rất nhiều lần so với thời điểm được giao đất hoặc bàn giao căn hộ.